Gợi ý cách nới rộng không gian cho những căn hộ có diện tích nhỏ

1. Có những phương pháp mở rộng không gian nào không cần động chạm đến phần thô của căn nhà?

Trước khi nghĩ đến mở rộng không gian, cần phải hoạch định lại các yếu tố liên quan tới lối sống, thói quen sinh hoạt, thói quen mua sắm và tích trữ đồ đạc. Để có câu hỏi này thì thường gia chủ cảm thấy quy mô diện tích căn hộ là không đủ với nhu cầu cũng như các món đồ có trong nhà, vậy thì nếu không động chạm tới phần thô, cách hiệu quả nhất đó là chọn lọc, giữ lại những đồ cần thiết, tìm cách sắp xếp chúng 1 cách hiệu qủa nhất trong các ngăn kéo – hộc tủ, và bỏ đi những món đồ không cần thiết.

KTS tư vấn các phương án ‘‘nới rộng’’ không gian cho căn hộ chung cư nhỏ mà không cần động chạm đến phần thô - Ảnh 2.

2. Với những căn hộ có diện tích nhỏ hẹp, phương án nới rộng không gian nào là phù hợp nhất? 

Việc lựa chọn phương án nới rộng không gian còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng không gian và hiện trạng của căn hộ. Ví dụ, nếu căn hộ có chiều cao trần thoải mái có thể tính tới biện pháp cất trữ đồ theo chiều cao, thậm chí cải tạo thêm 1 mặt sàn sử dụng bằng các vật liệu nhẹ như sắt, gỗ để tăng diện tích sử dụng. Không gian sẽ rộng rãi thoáng mắt hơn khi các món đồ được sắp xếp 1 cách có lý và ít lộn xộn, nên cần tính toán sao cho đồ đạc nằm gọn gàng, những món quá nhỏ thì cần tìm chỗ để cất, giấu đi.

Tối giản nhu cầu và đồ đạc, loại bỏ hết những món đồ không cần thiết hoặc đã lâu không sử dụng là vẫn là phương án hiệu quả nhất. Trong trường hợp đã loại bỏ hết cỡ rồi mà vẫn còn quá nhiều thì tìm cách tăng thêm diện tích tủ chứa đồ, tối ưu hệ thống sắp xếp phía bên trong tủ.

KTS tư vấn các phương án ‘‘nới rộng’’ không gian cho căn hộ chung cư nhỏ mà không cần động chạm đến phần thô - Ảnh 3.

Nếu các cách làm trên vẫn không hiệu quả, chủ nhà vẫn thấy khó chịu, thì cách giải quyết triệt để là chuyển tới 1 căn hộ rộng hơn. Vì thiết kế nội thất không phải cây đũa thần có thể làm được mọi thứ, và đôi khi phương án để nới rộng không gian quá đặc thù, chi phí cao, hiệu quả sử dụng không quá rõ rệt mà  hiệu quả tái sử dụng thì gần như không có (ví dụ như khi bán lại căn hộ cho người khác).

3. Với những căn hộ có diện tích nhỏ hẹp, phương án nới rộng không gian nào là tiết kiệm chi phí nhất? 

Tiết kiệm chi phí nhất là loại bỏ hết những món đồ đã lâu không dùng, ít giá trị sử dụng, hạn chế mua sắm quá nhiều (kể cả đồ trang trí, quần áo.,..), mua những món đồ thực sự tốt có thời gian sử dụng lâu dài để tránh tạo ra quá nhiều đồ cũ không dùng tới nhưng vì tính tiếc của mà không vứt bỏ. Như thế không chỉ tiết kiệm tiền mua sắm, mà ngay cả giá trị sử dụng trên mét vuông của căn hộ cũng sẽ tăng lên, vì không bị những món đồ vô giá trị chiếm mất.

4. Những lưu ý khi lựa chọn phương pháp mở rộng không gian cho các căn hộ nhỏ? 

Khi lựa chọn phương pháp mở rộng không gian cho các căn hộ nhỏ, gia chủ cần lưu ý tới các vấn đề như sau:

Chi phí: Có rất nhiều phương án có thể đưa ra cho cùng 1 vấn đề thiếu không gian sinh hoạt, nhưng mỗi phương án sẽ đi kèm 1 biện pháp thi công khác nhau và 1 mức chi phí khác nhau. Cần cân nhắc bài toán kinh tế trước khi quyết định vì có 1 số trường hợp biện pháp sẽ khiến giá thành tăng rất cao. Đã từng có trường hợp tôi khuyên chủ nhà nên cố ở thêm 1 thời gian, tích lũy thêm tiền và đổi nhà còn hiệu quả hơn là ”cố đấm ăn xôi”.

KTS tư vấn các phương án ‘‘nới rộng’’ không gian cho căn hộ chung cư nhỏ mà không cần động chạm đến phần thô - Ảnh 4.

Sử dụng: Cần lưu ý tới cách thức sử dụng của mỗi phương án mở rộng không gian, 1 số điểm cần cân nhắc là sự tiện lợi, thoải mái, tần suất sử dụng mỗi phương pháp có bị ngăn trở không, vv. Ví dụ như hệ ray trượt di động ngăn phòng sẽ rất tuyệt vời nếu 1 năm sử dụng vài lần, nhưng nếu phải thường xuyên kéo ra kéo vào để ngăn cách không gian liên tục thì lại không còn là phương án tối ưu nữa. Tương tự với giường gấp, bàn gấp, và các loại đồ “thông minh” khác.

Độ bền cơ học: Các biện pháp nới rộng không gian thường quy vào các loại trượt, gấp, với đặc điểm khí hậu kém thân thiện ở Việt Nam và đôi khi là cả chất lượng gia công có nguy cơ khiến các loại đồ trên xuống cấp rất nhanh, đôi khi không thể tiếp tục sử dụng được sau 1 thời gian ngắn.

5. KTS có thể giới thiệu một vài công trình của bản thân sử dụng phương pháp mở rộng không gian.

Vào năm 2017, mình có 1 căn hộ dùng biện pháp vách ngăn di động để phá bỏ ranh giới cố định giữa 1 phòng ngủ ít được sử dụng với phòng khách, khiến cho không gian được mở rộng ra nhưng vẫn có thể đóng lại khi cần thiết. Cùng với đó là hệ giường gấp để khi không sử dụng sẽ được dọn gọn gàng lại tạo không gian vui chơi cho trẻ con trong nhà. Mời bạn đọc tham khảo phương án thiết kế này của mình và cộng sự.

KTS tư vấn các phương án ‘‘nới rộng’’ không gian cho căn hộ chung cư nhỏ mà không cần động chạm đến phần thô - Ảnh 5.

Căn chung cư này có diện tích khoảng 100m2 nằm tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội). Trước khi cải tạo, căn nhà có 3 phòng ngủ nhưng một phòng ngủ dự phòng ít sử dụng làm nhà bị tối và chật chội hơn. Vì vậy, chủ nhà đã quyết định phá bỏ căn phòng này.

KTS tư vấn các phương án ‘‘nới rộng’’ không gian cho căn hộ chung cư nhỏ mà không cần động chạm đến phần thô - Ảnh 6.

KTS Trần Anh Tùng đã đưa ra giải pháp tường “lỏng”. Cụ thể là thay tường cố định bằng vách ngăn di động và giường gấp vào tường cho căn phòng đã bị đập bỏ.

KTS tư vấn các phương án ‘‘nới rộng’’ không gian cho căn hộ chung cư nhỏ mà không cần động chạm đến phần thô - Ảnh 7.

Căn phòng và không gian phòng khách sau khi được cải tạo theo phương án của KTS Trần Anh Tùng.

KTS tư vấn các phương án ‘‘nới rộng’’ không gian cho căn hộ chung cư nhỏ mà không cần động chạm đến phần thô - Ảnh 8.

Nhờ vậy phương án này, không gian sinh hoạt chung như được nới rộng gấp đôi.

KTS tư vấn các phương án ‘‘nới rộng’’ không gian cho căn hộ chung cư nhỏ mà không cần động chạm đến phần thô - Ảnh 9.

Phòng ngủ dự phòng có thể dùng làm chỗ đọc sách, làm việc cho gia chủ.

KTS tư vấn các phương án ‘‘nới rộng’’ không gian cho căn hộ chung cư nhỏ mà không cần động chạm đến phần thô - Ảnh 10.

Màu xanh cùng tông gỗ sáng được chọn làm tông màu chủ đạo cho nhà giúp không gian thêm sáng sủa và mát mẻ.